Chú thích Núi Ngự Bình

  1. Theo Nguyễn Dược-Trung Hải, Sổ tay địa danh Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008, tr. 182). Có nguồn ghi núi Ngự cao 105 m.
  2. Mặt trước núi Ngự trông rất cân phân, nhưng ở phía sau thì hình dáng trông lệch lạc không đều, nên có câu: Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/ Sông An Cựu nắng đục mưa trong...
  3. Theo website Du lịch Huế Lưu trữ 2012-04-11 tại Wayback Machine. Có nguồn ghi là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn.
  4. 1 2 Nguyễn Đắc Xuân, Hướng dẫn thăm Kinh thành Huế. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1993, tr. 26.
  5. Dẫn lại theo Lê Văn Hảo, "Huế giữa chúng ta", Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1984, tr. 19.
  6. Cao Xuân Dục, Đại Nam dư địa chí ước biên (Nhà xuất bản Văn học, 2003, tr. 65).
  7. Thi sĩ Quách Tấn kể: Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), nhân tiết Trùng Dương, nhà vua đã "đăng lâm tận đỉnh", đồng thời cho mở yến tiệc đãi các quan tùy tùng, và soạn thơ ngự chế làm kỷ niệm (Bước lãng du, tr. 22). Cũng theo tác giả này, cuối năm 1788, vua Quang Trung làm lễ xuất quân ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh xâm lược tại núi Ngự Bình. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây, thì vị vua này đã làm lễ ở núi Bân chứ không phải ở núi ấy.
  8. Chưa tra được năm vua Thiệu Trị đến viếng núi Ngự, chỉ biết khi đến đây nhà vua có làm bài thơ "Bình lĩnh đăng cao" (Núi Ngự lên cao), và liệt núi vào cảnh đẹp thứ 12. Theo Quách Tấn, bài thơ này được vua Thiệu Trị cho khắc vào bia dựng nơi chân núi ấy (Bước lãng du, Nhà xuất bản Trẻ, 1996, tr. 22).
  9. Xem: Lưu trữ 2012-04-11 tại Wayback Machine.
  10. Theo Lê Văn Hảo, sách đã dẫn, tr. 19.